Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Cà phê Moka là gì?

Cà phê Moka là một chủng loại thuộc giống Arabica. Moka cùng họ với những loại cà phê nổi tiếng như: Typica, Bourbon, Icatu hay Mundo Novo.

Moka được tìm thấy lần đầu tiên tại một thành phố cảng có tên Mocha thuộc Yemen, Vì vậy, giống cafe này còn có tên gọi Mocha Coffee. Loại cà phê này lần đầu được đưa ra ngoài lãnh thổ Yemen là vào những năm cuối của thế kỷ 13, khi nhà truyền giáo Marco Polo đến đây và mang hạt Moka đi bán ở châu Âu.

Hạt cafe Moka được nhà truyền giáo Marco Polo mang ra khỏi Yemen cuối thế kỷ 13. Tuy nhiên đến mãi thế kỷ thứ 17, hạt Moka mới thực sự trở thành một làn sóng và nổi tiếng khắp châu Âu khi phối trộn nó với Chocolate tạo thành hương vị Coffee-Chocolate nổi tiếng.
Đến những năm cuối của thế kỷ 19, đâu đó khoảng năm 1975, người Pháp đã đem hạt giống cà phê Moka đi trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Sau này khi nhận thấy điều kiện khí hậu thuận lợi, họ mới mở các đồn điền cà phê lớn ở Tây Nguyên và đặc biệt là ở Cầu Đất, Đà Lạt.

1. Vùng trồng cafe Moka ở Việt Nam

Từ khi biết đến Moka, người dân Việt Nam đã cố gắng phát triển loại cây trồng này từ rất sớm. Tuy nhiên dù có áp dụng bất cứ biện pháp nào thì không ở đâu mang lại hương vị của Moka sánh bằng Đà Lạt. Đặc biệt trồng và phù hợp vùng Cầu Đất với tên gọi Moka Cầu đất nổi tiếng.
Ở Việt Nam, cà phê Moka được trồng nhiều ở vùng Cầu Đất, Lâm Đồng.
Sở dĩ Đà Lạt lại cho ra hương vị cà phê Moka ngon nhất là vì điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây vô cùng thuận lợi. Với vị trí địa lý từ khoảng 1500 – 2000m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ quanh năm. Thêm vào đó, lượng mua nhiều, nguồn nước đầu nguồn trong lành và đặc biệt là đất đỏ bazan giúp cây cà phê Moka có thể sinh trưởng tốt nhất.

2. Đặc điểm của cà phê Moka

So với những giống cà phê Arabica khác thì Moka là một giống cây khó trồng, dễ bị sâu bệnh và mất rất nhiều công chăm sóc. Vì vậy nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về hình dạng cây, quả và hương vị đặc trưng.

2.1. Đặc điểm sinh học

Cây của giống cà phê loại Moka thường có thân màu xám nhạt, rễ cọc đâm sâu vào đất. Lá cây có tán nhỏ, ít lá và đối xứng 2 bên. Cây Moka thông thường sẽ có phần èo uột, ít trái hơn những cây giống khá vì rất khó chăm sóc và dễ bị bệnh.
Quả Moka thường có màu xanh lá nhạt và chuyển sang màu đỏ đậm khi chín.
Khi bắt đầu chín, quả Moka thường có màu xanh lá nhạt, căng bóng, dần chuyển sang màu đỏ cà chua và đỏ đậm. Hạt của giống cà phê này thường nhỏ, tròn chứ không dài và dẹt.

2.2. Hương vị cà phê

Phải có một điều gì đó đặc biệt trong hương vị thì người ta mới gọi cà phê Moka là nữ hoàng trong vương quốc cà phê. Những người biết thưởng thức sẽ cảm nhận thấy sự khác biệt trong lần đầu tiên.
Những ly Moka nguyên nhất 100% sẽ mang theo mình vị đắng nhẹ, xem lẫn trong đó là một chút chua thanh và có cả vị béo của phần dầu bên trong hạt. Khi uống vào, cái đắng lan tỏa trong miệng rồi xuống cuống họng, nhưng chỉ vài giây sau mùi hương nồng nàn và vị ngọt mới xuất hiện gây cảm giác thương nhớ.
Cafe Moka có đắng nhẹ, xen lẫn chua thanh hậu vị kéo dài.
Có lẽ cây Moka khó trồng, đòi hỏi người ta mất nhiều công chăm sóc nên có chút vị của sự đanh đá, nhưng cái hương thơm và vị ngọt lúc sau là thành quả của sự kiên trì và tỷ mỹ chế biến. Đó là điều khiến mùi vị của Moka là có một không hai trên thế giới.

3. Cách thưởng thức cafe Moka

Có 2 cách để pha một lý Moka ngon là sử dụng bột cà phê nguyên chất và pha với một số loại khác. Mỗi cách pha đều có những hương vị đặc trưng riêng nhưng vị của cafe Moka vẫn là chủ đạo.

3.1. Pha cà phê nguyên chất

Nếu muốn biết hết vị của cà phê Moka là gì thì bạn nên thử một lý Moka nguyên chất 100%. Cà phê sau khi thu hái một cách có chọn lọc sẽ được đem đi ủ trong khoảng thời gian 1 tháng, sau đó mới sấy khô và đem đi rang, xay ra bột mịn theo từng tiêu chuẩn khác nhau.
Bạn có thể pha cafe Moka nguyên chất bằng ấm Moka pot.
Để có một ly Moka nguyên chất đúng điệu, bạn nên sử dụng Moka Pot là dụng cụ chuyên dùng để pha cà phê. Cách pha chế như sau:
  • Cho nước vào ½ Moka Pot.
  • Đặt nắp lọc vào lên trên và cho bột Moka lên, dùng tay gạt để san phẳng bề mặt nắp lọc.
  • Lắp phần trên của Moka Pot vào vừa đủ chặt, sau đó đem đi đun sôi trên bếp lửa.
  • Khi nước nóng, hơi nước sẽ bốc lên thấm vào bột cà phê Moka, lấy hết hương vị và đẩy phẩn nước lên trên. Do đó chúng ta sẽ có được một ly Moka 100% nguyên chất.

3.2. Pha trộn với các loại cafe khác

Mỗi loại cà phê đểu có 1 vị nhất định, do đó để có thể cảm nhận hết cái ngon của nó, chúng ta nên phối trộn theo một tỷ lệ nhất định.
Thông thường sẽ có 50% Moka và 50% còn lại là Robusta và một hợp chất trung hòa. Có thể pha theo tỷ lệ sau:
  • 50% Moka, 40% Robusta, 10% ca cao
  • 50% Moka, 20% Robusta, 20% loại cà phê Cherry và 10% còn lại là ca cao
  • Hoặc cũng có thể pha theo tỷ lệ 30% Moka, 60% Robusta và 10% ca cao.
Có thể phối trộn Moka với Robusta để tăng độ đậm đà ly cafe.

Với những tỷ lệ trên, bạn sẽ có được sự hòa quyện hoàn hảo giữa mùi vị của các loại cà phê. Có vị thanh nhẹ của Moka, vị đắng của Robusta và vị ngọt của ca cao.
Qua cả một quá trình lịch sử lâu dài, cây cà phê Moka mới đến được vùng đất đã được Thượng Đế định sẵn cho nó. Nếu pha chế một cách chính xác, mọi tinh túy từ những dòng nước đầu nguồn, những giọt sương sớm mai, cái nắng cái gió của Tây Nguyên và cả những giọt mồ hôi của người nông dân chất chất sẽ nằm trọn trong ly Moka thứ thiệt.

Nguồn: tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

z2105082429849_ae30422355f82ab88cd755440889a237.jpg